Chọn ngôn ngữ: VN EN
logo
Lượt truy cập: 37291874
Khách đang xem: 92
bg SÁCH MỚI
 
 
bg NHÀ TÀI TRỢ
bg THƯ VIỆN ẢNH
 
bg BÀI VIẾT
 
Ảnh nude nghệ thuật đã được công nhận?
Bộ ảnh nude của Thái Phiên giành tước hiệu Nghệ sĩ đặc biệt xuất sắc
Bộ ảnh nude Bước thời gian đã giúp nghệ sĩ nhiếp ảnh Thái Phiên giành...
Phong tặng tước hiệu “Nghệ sĩ nhiếp ảnh đặc biệt xuất sắc”

bg SỔ CẢM TƯỞNG
 
AlisiaPlobe
I was able to find good info from your content.
mojoheadz
How amazing!!
Nguyen Duc Trung
Xem anh của anh. Tôi không muốn làm gì nữa cả. Đứng hình không nói lên thành...
 
» Tham luận Đại Hội - Hội NSNAVN lần thứ VI

  Bàn về các tác phẩm đoạt giải thưởng quốc tế qua 2 cuốn sách ảnh “NHỮNG TÁC PHẨM NHIẾP ẢNH ĐOẠT GIẢI THƯỞNG QUỐC TẾ”, để thấy vị trí của nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam trên ảnh đàn thế giới.

Kính thưa Đại Hội,

Thật là niềm vinh hạnh lớn lao khi tôi được BTC Đại Hội đề nghị viết tham luận về một đề tài mang tầm khái quát cao. Tuy nhiên ở đây với suy nghĩ của một người đang sáng tác và tham gia những cuộc thi ảnh quốc tế, tôi chỉ nhìn nhận vấn đề với một góc hẹp, có thể sẽ mang những nhận định rất chủ quan.
 
 

Kính thưa Quý vị Đại biểu và các khách quý,

Trong những năm gần đây, có rất nhiều tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật của các tác giả Việt Nam đã vinh dự giành được những thứ hạng cao trong những cuộc thi ảnh nghệ thuật quốc tế, mang lại một sắc thái mới trong hoạt động nhiếp ảnh nghệ thuật nước nhà, thể hiện rõ bước tiến mới trong xu thế hội nhập với nhiếp ảnh thế giới. Hầu hết các tác giả đã không quản khó nhọc, tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc để dấn thân vào con đường nghệ thuật, đi tìm cái Đẹp với tất cả tâm huyết và niềm say mê cháy bỏng; đồng thời họ gửi tác phẩm tham gia các cuộc thi quốc tế như là một hình thức để tự thẩm định trình độ của mình so với các đồng nghiệp khắp năm châu, qua đó có thể tự hoàn thiện và khẳng định chính mình. Riêng bộ sách (gồm 5.500 bản in) đã được độc giả đón nhận nồng nhiệt và công luận cũng đã đặc biệt quan tâm (có 28 tờ báo trong và ngoài nước, đài truyền hình, mạng internet đã đề cập đến bộ sách này), điều đó nói lên được nhiếp ảnh là một bộ môn nghệ thuật thị giác rất hấp dẫn, phổ biến rộng và tác động mạnh trong mọi tầng lớp của xã hội, chứ không chỉ giành riêng cho giới nhiếp ảnh mà thôi.

Để có thể phân tích và đánh giá đúng vị trí của nghệ thuật nhiếp ảnh VN qua bộ sách này, tôi xin nêu những vấn đề cụ thể như sau:

1/ NHỮNG MẶT MẠNH:

Bộ sách “NHỮNG TÁC PHẨM NHIẾP ẢNH ĐOẠT GIẢI THƯỞNG QUỐC TẾ” gồm 200 tác phẩm, cho dù chưa tập hợp được đầy đủ tất cả các tác phẩm đoạt giải trong cả nước, nhưng qua đó cũng đã góp phần giới thiệu và khái quát hình ảnh một đất nước Việt Nam với những phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp có tiềm năng du lịch lớn, với những con người giàu lòng nhân ái, vị tha; với những nụ cười hồn hậu, thân thiện của một dân tộc yêu chuộng hoà bình và muốn làm bạn khắp năm châu. Bên cạnh đó, một số tác phẩm đã thi vị hoá những tập quán văn hoá độc đáo, ca ngợi những nét sinh hoạt trong cuộc sống thanh bình, cũng như trong lao động của nhân dân đã và đang ra sức xây dựng lại đất nước vừa trải qua cuộc chiến tranh, cụ thể như tác phẩm Sau chiến tranh – Tạ Hoàng Nguyên, Sau chiến tranh – Phạm Bá Thịnh, Chiến thắng tật nguyền – Lê Tú…

Dù không nhiều, nhưng vẫn có những tác phẩm mang những ý tưởng đột phá và đậm nét tư duy trong cách thể hiện, như các tác phẩm Cội già – Lý Hoàng Long, Điệu múa đàn ông và đàn bà – Huỳnh Ngọc Dân, Nhập vai – Duy Anh, Nụ hôn của gió – Trần Thế Long, Biển kết hoa – Trần Vĩnh Nghĩa... Và những tác phẩm mang tính triết luận và tính khái quát cao về cuộc sống, buộc người xem phải suy nghĩ như Trên đường về – Vũ Trung Kiên, Người bạn trung thành – Hồ Xuân Bổn, Sám hối – Hoàng Quốc Tuấn …

Trong bộ sách không có tác phẩm nào chạy theo những góc nhìn tiêu cực, phản ánh thiếu trung thực sự bần cùng lạc hậu của các dân tộc thiểu số ở vùng cao, nhằm tìm kiếm huy chương cho cá nhân, mà hầu hết các tác giả đã thâm nhập vào thực tế của cuộc sống và tận dụng mọi kỹ thuật trong nhiếp ảnh như ánh sáng, bố cục, đường nét, sự tương phản.v.v. để làm rung động và chinh phục được tâm hồn của giới thưởng ngoạn ảnh nghệ thuật trong và ngoài nước và họ đã mang về những tấm huy chương làm vinh quang cho Tổ quốc. Nói chung, các nhà nhiếp ảnh của chúng ta đã tạo ra được một cái “gu” riêng, một bản sắc văn hoá và thẩm mỹ riêng cho nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam.

Đặc biệt những cuộc thi truyền thống tổ chức hàng năm trong khu vực thì số lượng ảnh tham gia cũng như số lượng giải thưởng của các nhà nhiếp ảnh Việt Nam luôn đứng ở vị trí nhất nhì, cụ thể như Asahi Shimbun, ACCU (Nhật Bản), hoặc Daejeon Times (Hàn Quốc), ASEAN…

2/ NHỮNG MẶT YẾU

Bên cạnh những mặt mạnh mà ai cũng nhìn thấy thì vẫn còn tồn tại một số vấn đề mà chúng ta cũng cần phải nhìn nhận và tìm ra một hướng đi mới hơn cho nền nhiếp ảnh nghệ thuật nước nhà ngày càng phát triển và có thể bước đến những vị trí cao hơn nữa trên ảnh đàn thế giới.

Trung bình mỗi năm Liên đoàn Nhiếp ảnh Nghệ thuật Quốc tế (FIAP) và Hiệp hội Nhiếp ảnh Hoa Kỳ (PSA) tổ chức khoảng trên 300 cuộc thi (chưa kể rất nhiều cuộc thi khác không thuộc 2 tổ chức này), như vậy tính trung bình cứ một ngày lại có một cuộc thi ảnh quốc tế, trong đó có những cuộc thi đến 400 giải thưởng, như Hasselblad – Áo. Nhưng đông đảo các tác giả vẫn còn thiếu thông tin của nhiều cuộc thi khác (đặc biệt là những cuộc thi miễn lệ phí) hoặc đã có thông tin nhưng lại không đủ ngoại ngữ để bám sát chủ đề của cuộc thi.

Nếu đứng về góc độ sáng tạo nghệ thuật và có những nhận định khắt khe, cầu toàn (nhưng không kém phần cầu tiến) thì 200 tác phẩm ảnh nghệ thuật đoạt giải trong bộ sách còn có nhiều đề tài trùng lập (chủ yếu là ảnh sinh hoạt) đồng thời có phần thiên về tả chân, mang đậm nét mộc mạc, hoang sơ của những đồi cát (gồm 21 ảnh), trong mảng này cũng có những tác phẩm đoạt khá nhiều giải thưởng của nhiều cuộc thi khác nhau; tuy nhiên, đẹp thì có đẹp, nhưng góc nhìn mới lạ thì vẫn là không, cụ thể như Lối về - Thái Phiên.

Và một đề tài muôn thuở nữa, đó là những chân dung khắc khổ, suy tư với những nếp nhăn của thời gian, những nét sinh hoạt cố hữu của các dân tộc vùng cao (gồm 26 ảnh). Có thể nói đây là những đề tài “cũ ta mới người”, nên tương đối dễ kiếm huy chương hơn, nhưng rồi cũng sẽ đến một lúc nào đó các Ban Giám khảo quốc tế sẽ “bội thực” mà thôi.

Bên cạnh đó cũng có một số thể loại mà ta vẫn đang bỏ trống, vì không theo kịp những bước đi của ảnh nghệ thuật thế giới; cụ thể như đề tài ảnh siêu thực, micro, khoả thân, báo chí, ảnh kỹ thuật số với những ý tưởng lạ lùng, táo bạo (đúng nghĩa của kỹ thuật số, chứ không phải dùng các phầm vi tính để chấm sửa, tô đẹp thêm hoặc nâng cao ý tưởng của tác phẩm như ta vẫn thường thấy).

3/ ĐI TÌM NGUYÊN NHÂN VÀ NHẬN ĐỊNH:

Cái Đẹp không có chuẩn mực chung cho tất cả mọi người trên trái đất, mà ít nhiều lệ thuộc vào quan niệm sống, tập quán, nền văn hoá khác nhau của mỗi quốc gia. Nhiều khi đơn giản là chỉ lệ thuộc vào nhân sinh quan và thế giới quan của từng thành viên trong Ban Giám khảo của cuộc thi đó mà thôi. Do đó cũng không nên tự ti khi thất bại, hoặc tự tôn mình khi thành công. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải tự biết mình đang ở đâu trên con đường thênh thang của nghệ thuật để cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa.

a/ Nguyên nhân khách quan:

-Về con người: Chúng ta chưa có những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp được đào tạo chính quy và suốt đời theo đuổi một vài đề tài hay thể loại nhất định, mà phần lớn (không phải là tất cả) trong chúng ta là những người hoạt động nghệ thuật bán chuyên nghiệp. Có người vừa chụp dịch vụ để kiếm sống, cũng có người làm những ngành nghề khác nhau và đến với nhiếp ảnh nghệ thuật một cách ngẫu nhiên, tự phát; việc sáng tác ảnh nghệ thuật thì được chăng hay chớ, gặp gì chụp nấy, chứ không có chủ đích theo đuổi một đề tài hay trường phái nào cả. Việc đào sâu, nghiên cứu về kỹ thuật nhiếp ảnh chủ yếu là thông qua bạn bè đồng nghiệp và tự rút ra những kinh nghiệm thực tế trong quá trình sáng tác.

-Về phương tiện máy móc kết hợp với những điều kiện sáng tác của ta vẫn còn thua xa so với các đồng nghiệp ở các nước tiến tiến, nên những đề tài chụp về thiên nhiên hoang dã, thế giới dưới nước, hay trong thế giới của sinh vật, cây cỏ, côn trùng (close-up, micro), quá hiếm hoi, hoặc các đề tài chụp bằng film slide.v.v. thì chúng ta vẫn còn bỏ ngỏ với vườn hoang nhà trống…

b/ Nguyên nhân chủ quan:

-Về tư duy trong ảnh nghệ thuật: Cũng phải thừa nhận rằng chúng ta vẫn chưa chịu khó động não nhiều; chưa thực sự trăn trở, dấn thân vào hiện thực của cuộc sống, mà phần lớn là chỉ chụp những gì dễ chụp, dễ nhìn thấy trong cuộc sống hoặc trên đường đi sáng tác và có khi lại thấp thoáng bóng dáng của những tác phẩm đã thành công trước đây. Do đó thiếu hẳn những tác phẩm có chiều sâu, mang tầm vóc của thời đại, hoặc rất ít những tác phẩm tận dụng ngôn ngữ của nhiếp ảnh để diễn đạt nội tâm như thường thấy trong thể loại tĩnh vật; hoặc những cái nhìn sắc bén và gai góc như trong thể loại ảnh báo chí.

c/ Nhận định:

Nếu đã được xem những gallery ảnh nghệ thuật của các nước trên internet, hoặc những cuốn catalogue ảnh của những cuộc thi lớn trên thế giới (cho dù đó chưa phải là mẫu mực) thì chúng ta vẫn chưa thể chủ quan khi đánh giá ảnh nghệ thuật Việt Nam là một trong những cường quốc trên thế giới được, mà có thể khiêm tốn để nhận định rằng: Việt Nam đã có một vị trí cao trên ảnh đàn nghệ thuật của khu vực! Nhận định như thế có lẽ là khá công bằng, vì bên cạnh những thành tựu mà ta đã đạt được, cũng có không ít những cuộc thi ảnh nghệ thuật quốc tế (có trên 50 quốc gia gửi ảnh tham gia và tổ chức tại các nước phương Tây có nền nhiếp ảnh phát triển mạnh), mà các nhà nhiếp ảnh của chúng ta cũng đã nhiều lần phải ra về với hai bàn tay trắng.

4/ NHỮNG ĐỀ XUẤT:

Trước thềm nhiệm kỳ mới, tôi mong và tin tưởng rằng Ban Sáng tác - Triển lãm của Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam sẽ quan tâm hơn nữa trong việc:

- Tổ chức mạng lưới “cộng tác viên” để tìm kiếm và phổ biến rộng rãi các thông tin của những cuộc thi ảnh quốc tế. Trước mắt, nên kiện toàn lại website của Hội, tổ chức những hoạt động online phong phú hơn dưới hình thức diễn đàn (forum) để tất cả các hội viên có thể trao đổi thông tin và nghiệp vụ với nhau một cách thuận lợi và nhanh chóng. Đồng thời cũng cần phải phát triển thêm các chuyên mục khác và cập nhật thường xuyên hơn, khoa học hơn nữa.

- Thường xuyên tổ chức những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc mở trại sáng tác theo từng chuyên đề cụ thể. Song song đó, các Chi hội địa phương cũng nên tổ chức những lớp phổ cập và ứng dụng tin học trong nhiếp ảnh nghệ thuật cho hội viên (có thể người tham gia sẽ tự túc một phần kinh phí).

- Bên cạnh những đề tài như “Việt Nam – Đất nước – Con người”, “Công nghiệp hoá, hiện đại hóa”.v.v., thì Hội cũng nên tổ chức những cuộc thi với những chuyên đề riêng biệt mang tính chuyên môn hoá cao, nhằm khuyến khích những tác giả sáng tác chuyên sâu vào một đề tài, một thể loại. (Tất nhiên là trong những cuộc thi này phải chọn những thành viên giám khảo có chuyên môn cao trong từng đề tài). Và qua đó định hướng sáng tác cho các tác giả trong cả nước.

Có như thế thì nền nhiếp ảnh nghệ thuật VN mới có thể đa dạng hoá các đề tài, thể loại và trong từng mỗi đề tài, thể loại đều có những tác giả có trình độ chuyên môn cao.

Tôi hy vọng những đề xuất trên sẽ không “như từng viên đá cuội, rớt vào lòng biển khơi…” mà sẽ được BCH Hội nhiệm kỳ VI chú ý nghiên cứu và thực hiện, nhằm tạo ra những tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật có giá trị thông tin, thẩm mỹ cao; để nâng cao trình độ chuyên môn thưởng lãm ảnh nghệ thuật của quần chúng, phục vụ cho công tác tuyên truyền trong nước, đồng thời cũng để tiến xa hơn nữa trong xu thế hội nhập (tất yếu) với nền nhiếp ảnh nghệ thuật của thế giới đương đại.

Trân trọng kính chào và cám ơn Đại Hội đã chú ý lắng nghe.

THÁI PHIÊN

(Chi hội phó Hội NSNAVN Khu Vực GIA ĐỊNH)



Thái Phiên

Bản in     Gửi bạn bè

.:: Các tin khác:

 » Nghệ sĩ THÁI PHIÊN: Mang cái đẹp dâng tặng cho đời
 » HÌNH NHƯ LÀ TÌNH YÊU
 » “Ảnh nghệ thuật là một nỗi đam mê không bờ bến…”
 » Nguyễn Thái Phiên: Chụp ảnh nude, không thắng thì mình thua!
 » Xuân thì qua ống kính Thái Phiên
 » "Người vác tù và" làng ảnh
 » Một cuốn sách ảnh đẹp và bổ ích
 » Trên "lối về" kiếm tìm cái đẹp...
 » Món quà nhiếp ảnh đầu Xuân
 » Ống kính THÁI PHIÊN


» Ý kiến của bạn:
Tên:
Email:
Nội dung:
   

Lưu ý: Ý kiến của bạn phải được Ban Quản Trị duyệt mới được hiển thị.

From 01/01/2010

free counters
CopyRight© by ThaiPhienPhoto. Design by PhungDesign